Đau thần kinh tọa là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy, ngoài nguyên nhân đến từ bệnh lý, đau thần kinh tọa còn bắt nguồn từ đâu? Dưới đây là 5 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bạn chưa biết.
1. Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ thắt lưng đến các ngón chân. Cụ thể hơn, cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Theo đó, tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.
![5 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bạn không ngờ tới](https://tintucbeauty.net/wp-content/uploads/2023/12/5-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-co-the.png)
Mặc dù đau thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên bệnh gây đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Ngoài ra, chức năng vận động của bệnh nhân cũng bị suy giảm.
Bên cạnh đó, nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến hệ cơ, dẫn đến suy yếu và teo cơ. Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.
2. 5 nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa
Hiểu rõ nguyên nhân đau thần kinh tọa giúp việc điều trị trở nên thuận lợi hơn. Sau đây là 5 nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa có thể bạn chưa biết:
2.1. Tâm trạng căng thẳng
Theo Giáo sư John Ernest Sarno Jr. (Trường Y khoa Đại học New York), tâm trạng căng thẳng có thể góp phần gây ra triệu chứng đau thần kinh tọa. Ông giải thích rằng, ngoài việc tổn thương thần kinh ở vùng thắt lưng, căng thẳng cũng có thể làm giảm lượng khí oxy cung cấp cho các dây thần kinh, từ đó gây ra triệu chứng của đau thần kinh tọa.
>> Đau thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào?
2.2. Sử dụng giày cao gót
Các áp lực từ mặt đất được tạo ra khi bạn đi hoặc đứng trên giày cao gót có thể di chuyển ngược lên trên, gây ảnh hưởng đến 2 chân và cấu trúc lưng, hông. Bên cạnh đó, giày cao gót thường buộc cơ thể phải dồn trọng lực về phía trước, khiến cho phần cơ thể từ thắt lưng trở lên cong về phía sau để có thể đứng thẳng được. Di chuyển với tư thế như vậy có thể gây kéo căng vùng chậu, đặc biệt là gân kheo. Do dây thần kinh tọa chạy dọc theo gân kheo, khi gân kheo bị căng thẳng, dây thần kinh tọa cũng bị ảnh hưởng, có thể bị căng và kích thích gây ra các triệu chứng của đau thần kinh tọa.
2.3. Để ví, điện thoại di động ở túi quần sau
Đây là một thói quen thường gặp ở nam giới. Việc ngồi lâu với một chiếc ví dày hay điện thoại di động đút ở túi quần sau sẽ gây kích thích cơ hình tháp. Dây thần kinh tọa chạy dọc phía dưới cơ này có thể bị tác động. Khi đó, dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép gây ra cảm giác đau nhức ở phần mông. Đây là lý do tại sao bất kỳ vật nào cứng gây tác động vào vùng mông cũng có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.
![5 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bạn không ngờ tới](https://tintucbeauty.net/wp-content/uploads/2023/12/1702819663_541_5-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-co-the.png)
2.4. Mặc quần quá chật
Thói quen mặc quần quá chật, lâu. ngày sẽ gây áp lực lớn lên vùng mông, từ đó dẫn đến đau thần kinh tọa. Nói tóm lại, bất kỳ áp lực nào tác động lên vùng mông một thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.
2.5 Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là một trong những lý do gây đau thần kinh tọa. Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thừa cân và đau thần kinh tọa cho thấy có sự tương quan giữa hai yếu tố này. Nói một cách đơn giản, khi bạn thừa cân, nguy cơ mắc chứng đau thần kinh tọa cũng tăng lên.
3. Điều trị đau thần kinh tọa không dùng thuốc, không phẫu thuật
Bác sĩ Hoisang Gong – chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống cho biết: “Ngày nay, có nhiều người cho rằng đau thần kinh tọa thì nên sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên nguyên nhân gây đau thần kinh tọa chủ yếu do sự chèn ép dây thần kinh gây đau, sử dụng thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời. Theo đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau còn gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan, thận,…”.
Trong khi đó, phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bệnh nhân cần cân nhắc như: tổn thương mạch máu, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng sau mổ, tái phát đau, quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn,…
>> Đau thần kinh tọa có nhất thiết phải mổ?
Hiện nay Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được xem là giải pháp chữa trị tận gốc căn bệnh đau thần kinh tọa, không cần dùng thuốc hay phẫu thuật mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Đây là phương pháp dựa trên mối liên quan giữa hệ cơ xương khớp của cơ thể với hệ thần kinh trung ương. Các bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractor) thực hiện thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, điều chỉnh các đốt sống bị sai lệch, giải phóng chèn ép dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.
![5 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bạn không ngờ tới](https://tintucbeauty.net/wp-content/uploads/2023/12/1702819663_33_5-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-co-the.png)
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, Phòng khám ACC (thành viên của Bệnh viện FV) là đơn vị chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Ngoài Chiropractic, ACC còn tiên phong kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để điều trị cho các bệnh lý như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… đã giúp cho hàng chục ngàn bệnh nhân được khỏi bệnh, trở lại cuộc sống vui khỏe.
> Tầm quan trọng của Vật lý trị liệu đối với việc điều trị đau thần kinh tọa
![5 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa có thể bạn không ngờ tới](https://tintucbeauty.net/wp-content/uploads/2023/12/1702819664_373_5-nguyen-nhan-gay-dau-than-kinh-toa-co-the.png)
Nếu bạn hay người thân đang mệt mỏi với những triệu chứng đau thần kinh tọa hay các bệnh xương khớp khác, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với Phòng khám ACC để được hỗ trợ nhanh nhất và cắt cơn đau nhanh nhất có thể!
Bài viết liên quan:
> 4 lưu ý về tư thế sinh hoạt cho người bị đau thần kinh tọa
> Người bị đau thần kinh tọa có nên thường xuyên đi bộ không?
> Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng ăn gì?