Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Cùng phòng khám ACC tìm hiểu kỹ căn bệnh này và các biến chứng của thoát vị đĩa đệm để có cách phòng ngừa và hướng điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp trong cuộc sống hiện đại và đang có xu hướng trẻ hóa. Tại Mỹ, mỗi năm, khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì những cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Đây là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm gồm nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như sai tư thế khi lao động hay mang vác vật nặng sai cách rất dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm; hoặc khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
Ngoài ra, khi tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này.
Song song đó còn có một số nguyên nhân khác gồm yếu tố di truyền, hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền về đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ cũng ảnh hưởng tới vấn đề này.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, tình trạng tăng cân, béo phì cũng làm tăng áp lực lên các đĩa đệm.
Triệu chứng và dấu hiệu thoát vị đĩa đệm là gì?
Hai dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.
Cụ thể, dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là:
- Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội, hoặc đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
- Cử động bất tiện, khó ưỡn lưng hay cúi thấp.
- Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
- Tê hoặc yếu 2 chi. Khó gấp – duỗi ngón chân cái, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
- Dễ bị đau khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Càng khó chịu hơn khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh. Điều này khiến người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên để bớt đau.

Trong khi đó, dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như sau:
- Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai; cảm thấy nhức mỏi vùng vai gáy.
- Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
- Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
- Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
- Cử động của cánh tay kém linh hoạt do suy nhược cơ bắp tay, khó cầm nắm.
- Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau nhiều hơn khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Theo các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm tại Phòng Khám ACC, trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được tiến hành kiểm tra khám lâm sàng thật kỹ lưỡng kèm theo các kết quả hình ảnh cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân cơn đau.
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm gồm: Khám lâm sàng, Kiểm tra độ khỏe của cơ và phản xạ dây thần kinh, chẩn đoán qua hình ảnh.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên tự ý điều trị tại nhà theo “bác sĩ Google” mà cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc tự ý áp dụng theo các phương pháp dân gian hoặc mua thuốc giảm đau về sử dụng có thể rước họa vào thân, và gây giảm hiệu quả điều trị sau này.
6 biến chứng của thoát vị đĩa đệm
Các chuyên gia của phòng khám ACC cho rằng thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là 6 biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm, ai cũng cần biết:
Đau rễ thần kinh: Sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến chân. Việc ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng nặng, gây khó chịu cho bệnh nhân trong sinh hoạt thường ngày.
Rối loạn cảm giác: phổ biến nhất là mất cảm giác nóng, lạnh và xúc giác, gây tê chân.
Teo cơ: Đây là biến chứng nặng, có thể gây ra các cơn đau dọc theo dây thần kinh và làm cho người bệnh bị nhược yếu cơ, khó vận động, về lâu dài khiến cấu trúc cơ giảm săn chắc và teo lại.
Rối loạn vận động: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm khi người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân, mất khả năng đi lại.
Rối loạn cơ thắt (rối loạn đại tiểu tiện): Biểu hiện lúc đầu của biến chứng này là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được.
Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng thoát vị đĩa đệm: Hội chứng này chia làm 3 loại:
- Hội chứng đuôi ngựa trên: do thoát vị đĩa đệm ở các đoạn cao (đốt sống lung L1 – L2 và L2 – L3) với biểu hiện liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân. Rối loạn cảm giác hai chân từ khu vực bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
- Hội chứng đuôi ngựa dưới xuất phát do thoát vị đĩa đệm đoạn L5 – S1, với dấu hiệu rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, gây hạn chế một số động tác ở chân.
- Hội chứng đuôi ngựa giữa: là biến chứng thường gặp nhất do thoát vị đệm đoạn L3 – L4 và L4 – L5 với biểu hiện rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, liệt gấp cẳng chân, liệt động tác bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân, cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi, mông…
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Điều đầu tiên người bệnh thoát vị đĩa đệm cần làm là điều chỉnh lối sống. Cần dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tập các môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.
Về các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm, theo đó mỗi phương pháp đều có điểm nổi bật và hạn chế riêng, như dùng thuốc Tây, tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống, áp dụng bài thuốc Đông y, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị…Riêng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic được cho là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm giúp chữa lành cơn đau hiệu quả, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp trước đây.
Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Ở phương pháp này, các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.
Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, bệnh nhân cần xem xét lựa chọn cơ sở uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực Chiropractic.

Phòng khám ACC điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Được thành lập từ năm 2006, ACC – thành viên của FV Group là phòng khám tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) trong điều trị nhiều bệnh lý cơ xương khớp tại Việt Nam. Không chỉ vậy, cùng với Chiropractic, bác sĩ ACC còn kết hợp Vật lý trị liệu với nhiều máy móc hiện đại.
Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, phương pháp chữa trị tối ưu, phòng khám ACC tự hào đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi các cơn đau nhức dai dẳng mà không cần dùng thuốc, không phẫu thuật.
Trên đây là bài viết chuyên sâu, cung cấp kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân mắc bệnh và các dấu hiệu nhận biết, cũng như nói rõ về 6 biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm mà bạn đang quan tâm.
Nếu đang mắc phải những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, hãy đăng ký giờ khám ngay tại Phòng khám ACC để không phải chờ lâu: Đặt hẹn ngay!.