Thoát vị đĩa đệm là bệnh ngày càng phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng, nhân viên văn phòng… Đây là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm là vô cùng cần thiết.
Cùng phòng khám ACC tìm hiểu kỹ 9 dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, qua đó lưu ý thời điểm khi nào cần đi khám để được tư vấn cách chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc dạng đĩa nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm cột sống được tạo thành từ một lõi bên trong mềm mại và một vòng bao bên ngoài chắc chắn. Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi do nhiều nguyên nhân như lão hóa, làm việc sai tư thế, chấn thương, lối sống thiếu khoa học…
Khi đó, khối thoát vị có thể chèn ép rễ thần kinh và tủy sống, gây nên hiện tượng đau nhức, tê bì, làm người bệnh mệt mỏi và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

2. 9 dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia của phòng khám ACC, có 2 dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp nhất của từng dạng.
2.1 Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau thắt lưng: vùng lưng đau đột ngột dữ dội hoặc liên tục. Khi bệnh đã trở nặng thì cơn đau lan xuống dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
- Cơn đau gia tăng khi vận động: khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ nặng hơn. Khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.
- Giảm khả năng hoạt động: không ưỡn lưng hoặc cúi người xuống được; chân tay yếu hơn bình thường, khó cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế.
- Mất tự chủ tiểu tiện và đại tiện (hay rối loạn đại tiểu tiện): Người bệnh có biểu hiện bí tiểu, són tiểu, đại tiện khó khăn, cảm giác muốn đi đại tiện nhưng lại không đi được…
- Teo cơ: thấy yếu nhược cơ ở các chi dưới và chi trên.
- Bại liệt: Các biểu hiện của bại liệt gồm sốt, đau đầu, cứng lưng, táo bón, mất cảm giác ở phần dưới cơ thể,…
- Rối loạn cảm giác: Ở những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương gây nên cảm giác nóng lạnh thất thường hay mất đi cảm giác tê bì chân tay.
2.2 Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đau dọc vùng gáy: Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ban đầu sẽ có những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc là đau dọc cả vùng gáy. Sau đó, cơn đau có thể lan rộng ra từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt. Mức độ đau tăng lên khi nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc ho, hắt hơi.

- Mất cảm giác và hạn chế khả năng hoạt động: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể làm giảm cơ lực tay, ảnh hưởng các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo. Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra sau lưng hoặc giơ lên cao.
3. Khi nào cần đi khám thoát vị đĩa đệm?
Bác sĩ Rob Sleiman của phòng khám ACC khuyến cáo, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong 9 dấu hiệu kể trên, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị.
“Nhiều người thường phát hiện các dấu hiệu bệnh nhưng lại phớt lờ và bỏ qua. Điều này khiến bệnh ngày càng trở nặng và khó chữa khỏi hơn. Do đó cần phải thăm khám sớm ở cơ sở uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau”, bác sĩ Rob Sleiman lưu ý.
4. Quy trình khám thoát vị đĩa đệm
Bác sĩ Rob Sleiman cho biết, tại ACC bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được tiến hành kiểm tra khám lâm sàng thật kỹ toàn bộ cột sống và hệ cơ xương khớp toàn thân kèm theo các kết quả hình ảnh cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân cơn đau, sau đó tư vấn hướng điều trị phù hợp với từng cá nhân.
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm gồm: Khám lâm sàng, Kiểm tra độ khỏe của cơ và phản xạ dây thần kinh, chẩn đoán qua hình ảnh như X-Quang, MRI, CT.
Việc thăm khám và chẩn đoán phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm.
“ACC hội tụ đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài chuyên môn giỏi, được đào tạo chính quy 6-8 năm tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới ở Mỹ, New Zealand, Canada, Pháp”, bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc phòng khám ACC chia sẻ.

Với 15 năm kinh nghiệm, phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân khắp cả nước thoát khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như các bệnh cột sống nói chung.
Thậm chí nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng cũng đã được chữa khỏi thành công mà không cần phẫu thuật. ACC áp dụng liệu trình kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và bài tập Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng thông qua phác đồ cá nhân hóa.
Phương pháp điều trị kết hợp đặc biệt này chỉ riêng có tại ACC, không chỉ giúp chữa dứt điểm cơn đau, mà còn khôi phục cấu trúc cột sống hư tổn, hướng đến sự cân bằng toàn cơ thể. Hơn 95% bệnh nhân được chữa khỏi tận gốc nhờ phương pháp điều trị hiện đại, nổi bật với ưu điểm “5 không”: không dùng thuốc, không phẫu thuật, không biến chứng, không xâm lấn, không hạn chế đối tượng (kể cả người già, trẻ em, phụ nữ có thai…).
Các thiết bị được ACC đầu tư hiện đại hàng đầu, như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, trị liệu Pneumex Pneuback… Liệu trình được thực hiện chuyên nghiệp như các trung tâm vật lý trị liệu tốt nhất ở Mỹ và châu Âu
Có thể nói, việc nhận biết các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm là vô cùng quan trọng để thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách tại các cơ sở y tế uy tín như ACC, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn hay người thân.