Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mổ thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật xâm lấn giúp loại bỏ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo nhằm giảm đau buốt và cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu giải đáp trong bài sau.

1. Cơn đau thường gặp sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có cảm giác đau cột sống tại vị trí mổ trong thời gian đầu. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc gây nhói thành từng cơn. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường, cơn đau sẽ giảm dần trong 6 – 12 tháng, lúc này bệnh nhân có thể vận động trở lại.

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể cảm nhận các cơn đau nhói tại vị trí vết thương.

2. Nguyên nhân gây đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 

Dưới đây là những nguyên nhân gây cảm giác đau sau mổ thoát vị đĩa đệm.

2.1 Vết thương chưa hồi phục

Các tổn thương sau mổ thoát vị đĩa đệm cần thời gian để hồi phục tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Theo đó, các tổn thương ở mô mềm có thể hồi phục hoàn toàn sau 2 – 3 tuần. Còn với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, rễ thần kinh bị tổn thương thì cần khoảng 1 – 2 tháng, thậm chí 3 – 4 tháng mới trở lại bình thường.

2.2 Sơ suất trong quá trình phẫu thuật

Tuy chỉ chiếm 4 – 10 % số ca phẫu thuật nhưng sơ suất trong quá trình mổ có thể là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đau sau mổ. Một số sơ suất có thể kể đến như đĩa đệm còn sót lại sau mổ, thao tác phẫu thuật làm tổn thương dây thần kinh, cột sống,… Điều này dẫn đến tình trạng mô xơ sẹo sau mổ, cột sống mất ổn định,… khiến người bệnh bị đau lưng sau mổ.

2.3 Bệnh tái phát sau mổ

Theo thống kê có đến 5 – 15% trường hợp mổ thoát bị đĩa đệm bị tái phát sau phẫu thuật. Vì suy cho cùng phương pháp này chỉ giúp người bệnh giảm đau chứ không thể hồi phục hoàn toàn chức năng của đĩa đệm. Vậy nên, nếu người bệnh cảm thấy đau đĩa đệm sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khoảng 1 – 6 năm thì có thể do bệnh tái phát.

mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không giúp đĩa đệm hồi phục chức năng hoàn toàn, do đó bệnh có nguy cơ tái phát gây cảm giác đau buốt cho người bệnh.

2.4 Kích ứng từ dây thần kinh

Khi bị thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh xung quanh vị trí thoát vị chịu tổn thương từ chèn ép. Đôi khi phương pháp phẫu thuật không khắc phục hoàn toàn khiến sự chèn ép lên dây thần kinh vẫn tiếp tục. Do đó, người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau buốt kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn.

2.5 Cột sống mất cân bằng

Tình trạng đau sau khi mổ thoát vị có thể do cột sống mất cân bằng. Điều này là do trong quá trình mổ thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng cấu trúc cột sống, từ đó gây suy yếu cột sống. Tình trạng này sẽ biểu hiện quá các dấu hiệu như co thắt cột sống, chuột rút thắt lưng,…

2.6 Một số yếu tố khác

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến trên, còn nhiều tác nhân khác khiến người bệnh bị đau sau mổ thoát vị như:

  • Tuổi tác: Bệnh nhân càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ gặp rủi ro cao trong và sau phẫu thuật.
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh không thay đổi tư thế ngồi, nằm quá nhiều, mang vác vật có khối lượng lớn,… dẫn đến tái phát cơn đau đĩa đệm trở lại.

thoát vị đĩa đệm

Mang vác vật nặng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh dù mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau.

3. Nên cân nhắc phương pháp điều trị bảo tồn trước khi phẫu thuật?

Trước khi cân nhắc tới trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm với nhiều rủi ro khó lường. Bệnh nhân nên cân nhắc tìm tới các phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Hiện nay, phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống mang đến liệu trình điều trị toàn diện, kết hợp giữa phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) với Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Cụ thể, bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractor) sẽ điều chỉnh các sai lệch tại đĩa đệm và cột sống, tác động trực tiếp vào nguồn gốc gây bệnh, từ đó làm thuyên giảm cơn đau đáng kể sau vài tuần, tiến đến hết đau hẳn và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Kết hợp cùng một số phương pháp trị liệu bổ trợ như kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độc cao thế hệ thứ IV,… có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.

Với thế mạnh chuyên môn hơn 18 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, phòng khám ACC tự hào đã giúp rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm sớm hồi phục sức khỏe và tự tin quay lại cuộc sống hằng ngày.

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Nhờ kết hợp phương pháp Chiropractic cùng vật lý trị liệu, ACC đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn đau thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả.

>> Để được khám và điều trị nhanh chóng, quý bệnh nhân hãy nhanh tay liên hệ phòng khám ACC TẠI ĐÂY, chúng tôi sẽ liên hệ và sắp xếp lịch phù hợp.

Song song đó, bệnh nhân cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn ngừa tái phát như:

  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên mang vác vật nặng lớn hơn 2kg, kể cả việc bế em bé.
  • Người bệnh nên tránh ngồi hay nằm quá nhiều, thay vào đó hãy thực hiện động tác thể dục nhẹ nhàng để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
  • Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đúng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột.
  • Tránh các bộ môn thể thao có động tác vặn người như chơi golf, đánh cầu lông, tennis,…
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực lên cốt ống và đĩa đệm.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm, vitamin, canxi như các loại ngũ cốc, trái cây rau củ, thịt, sữa,… để giúp vết thương nhanh lành.
  • Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích,… thức uống có cồn (rượu, bia), trà, cà phê để hạn chế tình trạng sưng đau, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

Nhìn chung, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau không thật sự nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cường độ cơn đau nhiều, ảnh hưởng đến khả năng vận động thậm chí gây mất ngủ thì cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để thăm khám và tìm hướng xử lý kịp thời.