Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Cứ 10 trẻ thì đã có 4 trẻ bị bẹt độ 2 và 3. Có một thực tế là không phải cha mẹ nào cũng đều hiểu rõ về hệ quả của bàn chân bẹt đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ, nên nhiều người chưa thực sự quan tâm đến hội chứng xương khớp này ở con mình.
Trong bài viết này, phòng khám ACC sẽ giải thích vì sao hội chứng bàn chân bẹt lại gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
1. Trẻ bị bàn chân bẹt: nguyên nhân và cách nhận biết
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân phẳng lì, thiếu vùng lõm tự nhiên của bàn chân nên khi bước đi phần cạnh trong của bàn chân (hay còn gọi là vòm bàn chân) có khuynh hướng áp sát xuống đất, về lâu dài có thể khiến cho bàn chân bị biến dạng.
Nguyên nhân chính dẫn đến bàn chân bẹt ở trẻ em bao gồm yếu tố di truyền, thường xuyên đi chân trần trên nền đất cứng, sử dụng giày không phù hợp, thừa cân béo phì…
Ta có thể quan sát các dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ độ tuổi mầm non lúc chạy nhảy vui đùa nhưng bước đi loạng choạng không vững, khó giữ thăng bằng hoặc khó di chuyển, dễ bị té ngã. Bằng mắt thường có thể thấy trẻ có dáng đi chân hình chữ V, khớp gối xoay lệch và hai đầu gối có xu hướng chụm vào nhau, mũi chân có thể xoay vào trong hoặc hướng ra ngoài. Nếu chưa chắc chắn, phụ huynh có thể xem hướng dẫn TẠI ĐÂY để kiểm tra xem trẻ nhỏ có mắc chứng bàn chân bẹt hay không để kịp thời điều trị.

2. Tật bàn chân bẹt có gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ không?
Khi trẻ bị bàn chân bẹt, lực tác động không đồng đều sẽ làm biến dạng bàn chân, gây ra các vấn đề về xương khớp cũng như khả năng lưu thông máu. Thực tế cho thấy trẻ bàn chân bẹt nặng sẽ kém khả năng đi đứng chạy nhảy lâu như trẻ bình thường nên sẽ lười vận động thể dục thể thao hơn vì dễ đau bàn chân, mỏi cổ chân. Việc suy giảm khả năng vận động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.
2.1. Bàn chân bẹt gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ
Tật bàn chân bẹt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm khớp mắt cá chân.
- Thoái hóa khớp gối

- Cong vẹo cột sống
- Ngón chân hình búa.
- Viêm cân gan chân

> Xem thêm: BÀN CHÂN BẸT VÀ BIẾN CHỨNG VẸO CỘT SỐNG
2.2. Tật bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ
Trẻ em thường rất nhạy cảm về ngoại hình của mình và có thể cảm thấy tự ti nếu trẻ bị vẹo cột sống do bị bàn chân bẹt (tỉ lệ này khá phổ biến). Điều này có thể dẫn đến cảm giác bất an, lo lắng, ngại ngùng khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động khác liên quan đến vận động.
Vì vậy, ngay khi phụ huynh phát hiện ra con mình bị chứng bàn chân bẹt, hãy đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm có thể giúp trẻ khắc phục được vấn đề này, từ đó trẻ sẽ trở nên vui vẻ, năng động và tự tin hơn trong các hoạt động thường ngày.
3. Điều trị bàn chân bẹt cho trẻ như thế nào?
Một số phụ huynh lo lắng khi thấy con bị chứng bàn chân bẹt nặng, muốn đưa con đi phẫu thuật. Tuy nhiên, theo trang web y tế lớn nhất của Vương quốc Anh NHS thì phương pháp phẫu thuật thực sự không cần thiết và chỉ nên thực hiện khi những phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Việc phát hiện và điều trị bàn chân bẹt sớm là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh, tránh dị tật và các bệnh liên quan đến xương khớp cho trẻ.
Hiện nay, phương pháp điều trị bàn chân bẹt phổ biến nhất là sử dụng đế chỉnh hình bàn chân giúp điều trị bàn chân bẹt đơn giản và hiệu quả nếu phát hiện sớm. Đế giày được thiết kế theo hình dáng như một miếng lót giày giúp tạo vòm chân, nâng đỡ, hỗ trợ và điều chỉnh dáng đi thẳng hàng, cải thiện tình trạng xoay khớp cổ chân và khớp gối của trẻ
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý không tự mua đế chỉnh hình bàn chân có sẵn trên thị trường. Mỗi trẻ sẽ có độ bẹt bàn chân khác nhau, độ bẹt có thể khác nhau ở mỗi chân thậm chí là 2 chân cao thấp chênh nhau vài mn nên nếu sử dụng đế giày chỉnh hình không đúng kích cỡ hoặc không phù hợp với bàn chân của trẻ, có thể dẫn đến lõm bàn chân của trẻ quá nông hoặc quá sâu, việc điều trị chứng bàn chân bẹt sẽ không mang lại kết quả.
> Xem thêm: TRẺ BỊ BÀN CHÂN BẸT: BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ?
Để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ thành công thì điều quan trọng nhất là yếu tố cá nhân hóa. Tại Việt Nam, Phòng khám ACC là một đơn vị y tế tiên phong về điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em bằng phương pháp thiết kế đế chỉnh hình bàn chân dựa trên công nghệ Cad-Cam hiện đại của Thuỵ Sĩ, đảm bảo tính cá nhân hóa rất cao, thông số chính xác của bàn chân lúc bình thường và khi ở tư thế đứng thẳng toàn bộ trọng lực dồn xuống bàn chân.
Ngoài ra, đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại ACC sẽ hướng dẫn trẻ một số bài tập đơn giản giúp thúc đẩy hình thành vòm bàn chân, tối ưu kết quả điều trị bàn chân bẹt của trẻ. Độ tuổi vàng để tái tạo lại xương vòm bàn chân cho trẻ là từ 3-7 tuổi. Với độ tuổi lớn hơn thì sẽ khó tái tạo xương vòm bàn chân nhưng việc mang đế chỉnh hình sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể dáng đi, cải thiện vận động và ngăn ngừa các biến chứng đau khớp cổ chân, khớp gối, vẹo cột sống.

Đồng thời, phòng khám ACC cũng chú trọng đến việc tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp, các bài tập vật lý trị liệu tại nhà trong suốt giai đoạn điều trị chứng bàn chân bẹt cho trẻ, giúp trẻ phát triển chiều cao và thể chất toàn diện. Trẻ có lịch thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng để biết tiến triển của việc điều trị & điều chỉnh lại đế cho phù hợp với sự tăng trưởng của trẻ.
Tham khảo các bài tập hỗ trợ điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ tại phòng khám ACC:
[ACC] Tật bàn chân bẹt ở trẻ em và các bài tập hỗ trợ điều trị

Có mặt tại Việt Nam từ 2006, là trung tâm trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế công nhân, phòng khám ACC tiên phong trong lĩnh vực điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em tại Việt Nam. ACC đã điều trị thành công hàng ngàn ca bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. ĐẶT LỊCH HẸN hoặc LIÊN HỆ NGAY để được giải đáp các thắc mắc về tật bàn chân bẹt ở trẻ.