Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30

Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường xảy ra ở độ tuổi lao động từ 30 đến 50 tuổi. Để phòng tránh căn bệnh “không của riêng ai” này, chúng ta cần trang bị kiến thức cần thiết về cách phòng ngừa hiệu quả đau thần kinh tọa.

1. Nguyên nhân nào dẫn tới đau thần kinh toạ?

Đau thần kinh tọa (Sciatica Pain) biểu hiện bằng những cơn đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: bắt đầu từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận các ngón chân. Đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở một bên, bệnh khá phổ biến ở những người trong tuổi lao động từ 30 đến 50 tuổi.

Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý đau thần kinh tọa là do đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80% trường hợp.

Ngoài ra, 20% trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa còn lại đến từ các nguyên nhân như:

  • Chấn thương cột sống thắt lưng
  • Viêm hoặc thoái hóa khớp gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa
  • Viêm đĩa đệm đốt sống thắt lưng
  • Thân đốt sống bị tổn thương do lao, vi khuẩn hoặc u nang
  • Vùng xương chậu bị chấn thương
  • Phụ nữ mang thai
  • Người thừa cân, béo phì
  • Một số thói quen xấu như nhét ví tiền hoặc điện thoại di động ở túi sau, mang giày cao gót quá nhiều, mặc quần quá chật,…

>> Vì sao chứng đau thần kinh tọa trở nặng khi trời trở lạnh?

2. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm với sức khoẻ hay không?

Đau thần kinh tọa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ dần dần làm suy yếu các cơ quan xung quanh như ruột, bàng quang. Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn gây ảnh hưởng đến chức năng đi lại của người bệnh, nguy cơ bị mất cảm giác chi dưới. Chất lượng cuộc sống và làm việc của người bệnh cũng bị tác động đáng kể. Do vậy, việc phòng ngừa đau thần kinh tọa từ sớm là điều rất quan trọng.

Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30
Bác sĩ Aubrey C. Gail thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Phòng khám ACC

3. Vì sao nên phòng ngừa đau thần kinh tọa sau 30 tuổi?

Bước sang 30 tuổi, người lao động ngày nay thường xuyên làm việc với máy tính, ít vận động thể thao, khiến cho nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp và cột sống, trong đó có đau thần kinh tọa ngày càng tăng.

Không chỉ đau thần kinh tọa, người trong độ tuổi này cũng có nguy cơ mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp và cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, thoái hóa cột sống,… Vì thế tăng ý thức phòng tránh đau thần kinh tọa sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh kể trên.

Ngoài ra, càng lớn tuổi, khả năng mắc các bệnh xương khớp càng cao. Do đó, việc đề phòng ngay từ khi còn trẻ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh khi về già.

> TOP 9 bài tập giảm đau thần kinh tọa đơn giản mà hiệu quả

4. Một số biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa hiệu quả

Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý đau thần kinh tọa hiệu quả, được nhiều người áp dụng:

4.1. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là một trong những cách giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả. Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể áp dụng dễ dàng hằng ngày:

  • Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: tập tạ, tập xà đơn,…
  • Các bài tập giúp cột sống linh hoạt: yoga, pilates,…
Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30
Pilates là một trong những môn thể thao giúp phòng ngừa đau thần kinh tọa

4.2. Tránh ngồi lâu một chỗ

Ngồi một chỗ trong thời gian dài vô tình gây áp lực lên phần đĩa đệm và dây chằng ở thắt lưng. Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều, hãy nghỉ giải lao sau một khoảng thời gian ngồi nhất định hoặc thử sử dụng bàn đứng.

4.3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa. Nguyên nhân do trọng lượng cao sẽ gây áp lực lớn lên cột sống, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, làm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Do đó, nếu đang sở hữu chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25, bạn cần giảm cân ngay để đề phòng bệnh lý đau thần kinh tọa.

>> Bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

4.4. Tư thế sinh hoạt đúng

Giữ tư thế sinh hoạt hằng ngày đúng sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị đau thần kinh tọa. Hãy luôn ghi nhớ những tư thế đúng sau:

  • Khi ngồi, hãy luôn để hai chân được chạm đất.
  • Sử dụng ghế ngồi có thể tựa lưng.
  • Nếu phải làm việc với máy tính, hãy đặt màn hình sao cho bạn vẫn có thể nhìn thấy mà không cần phải cúi xuống hoặc nghiêng về phía sau.

5. Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp bảo tồn

Với những ai bị đau thần kinh toạ, việc cần làm là tìm phương pháp điều trị bệnh càng sớm cáng tốt. Bác sĩ Aubrey C. Gail (Phòng khám ACC) cho biết: “Một số bệnh nhân đau thần kinh tọa bị cơn đau nhức hành hạ, thuốc giảm đau không còn tác dụng đã tìm đến phẫu thuật. Tuy nhiên, ngay cả những ca mổ thành công thì hiệu quả về lâu dài hầu như không cao, vẫn có khả năng tái phát đau. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn đem đến nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống,…”.

>> Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Do đó, để tránh những hệ quả của phẫu thuật, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên tìm đến các phương pháp điều trị bảo tồn, an toàn, hiệu quả lâu dài, không xâm lấn như Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic).

Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30
Bác sĩ Aubrey chữa đau thần kinh tọa cho bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

Hãy theo dõi chia sẻ của bác sĩ Aubrey C. Gail – bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống với hơn 22 năm kinh nghiệm – về nguyên lí điều trị bệnh xương khớp bằng Chiropractic qua đoạn clip sau:

Trong hơn 17 năm hoạt động, Phòng khám ACC tự hào đã chữa khỏi bệnh cho hàng chục ngàn bệnh nhân với liệu trình điều trị bệnh cơ xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30

Bên cạnh phương pháp chính là Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ nước ngoài tại Phòng khám ACC còn chỉ định cho bệnh nhân kết hợp với chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng giúp chữa lành tận gốc cơn đau, người bệnh mau chóng quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Bí quyết phòng ngừa đau thần kinh tọa sau tuổi 30
Tia laser cường độ cao thế hệ IV giúp chữa lành các mô bị tổn thương, giảm đau hiệu quả

 

Cần được tư vấn về liệu trình chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc, không phẫu thuật, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY!

Có thể bạn quan tâm:

> Glucosamine là gì? Có nên sử dụng mỗi ngày?

> Tê dầu ngón tay là bị gì?

> Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.health.harvard.edu/pain/5-tips-for-coping-with-sciatica
  2. https://dantri.com.vn/tra-cuu-suc-khoe/than-kinh/dau-than-kinh-toa.htm