Đau cơ ngực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau cơ ngực có thể xảy ra ở bất kỳ ai, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng đau kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vận động tay và lưng trên. Vì vậy, người bệnh nên tìm cách khắc phục sớm để tránh làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

1. Đau cơ ngực là gì và triệu chứng thường gặp? 

Thành ngực có cấu tạo gồm da, mỡ, cơ và khung xương lồng ngực. Trong đó, cơ ngực gồm 2 nhóm là: 

  • Cơ ngực bé (Pectoralis Minor): Là dải cơ nối xương bả vai và xương sườn thứ 3-4-5. 
  • Cơ ngực lớn (Pectoralis Major): Dải cơ có hình quạt đối xứng với nhau qua xương ức, kết nối xương quai xanh và xương cánh tay. 

đau cơ ngực là bệnh gì

Hình ảnh minh họa vị trí cơ ngực lớn và cơ ngực bé.

Khi các nhóm cơ này bị kéo giãn quá mức hoặc rách có thể gây đau âm ỉ hoặc đột ngột và thường nghiêm trọng khi bạn sử dụng vai, cột sống trên, khi hắt hơi, ho hoặc thở mạnh. Ngoài ra, còn có thể đi kèm một vài triệu chứng khác như: 

  • Sưng ngực. 
  • Xuất hiện vết bầm tím trên ngực.
  • Xuất hiện co thắt cơ bắp ở ngực. 
  • Đau lan ra các bộ phận khác trên cơ thể như vai, tay, lưng,… 

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đau cơ ngực

Cơ ngực bị đau, sưng tấy khi bị kéo giãn quá mức, thường xảy ra do hoạt động quá mức hoặc là do các yếu tố sau: 

  • Nâng vật nặng lên cao quá sức.
  • Vặn thân mình vượt ra ngoài phạm vi chuyển động của cơ thể.
  • Bị chấn thương ngực khi chơi thể thao hoặc do tai nạn. 
  • Ảnh hưởng từ các chuyển động liên quan đến cơ ngực lặp đi lặp lại trong thời gian dài như vung vợt tennis, chèo thuyền, chơi gôn, bóng chày, thể dục dụng cụ,… 
  • Vươn tay lên cao quá mức hoặc giữ trong thời gian dài.
  • Không khởi động kỹ phần ngực, cột sống trên khi chơi thể thao.
  • Đôi khi đau cơ ngực có thể là do bệnh viêm phế quản, ho mãn tính,… gây ra.

tại sao bị đau cơ ngực

Ai cũng có thể bị đau cơ ngực, nhưng người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn. 

>> Tìm hiểu ngay: Top những cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao mà bạn không nên bỏ lỡ!

3. Đau cơ ngực có nguy hiểm không?

Tình trạng đau cơ ngực được chia thành 3 cấp độ tổn thương: 

  • Cấp độ 1 – Tổn thương nhẹ: Tổn thương dưới 5% số sợi cơ ở ngực, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh và khả năng vận động ngực. 
  • Cấp độ 2 – Tổn thương rộng hơn: Số lượng cơ ngực tổn thương nhiều hơn nhưng chưa đứt cơ hoàn toàn. 
  • Cấp độ 3 – Cơ ngực bị đứt hoàn toàn: Đây là trường hợp nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật để phục hồi lại cơ bị ảnh hưởng. 

Trong hầu hết các trường hợp đau cơ ngực nhẹ có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà, thời gian thuyên giảm từ 2-3 tuần. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nếu tình trạng đau không cải thiện thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Nên đi khám ngay khi đau cơ ngực đi kèm các biểu hiện sau bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn: 

  • Chóng mặt. 
  • Đổ nhiều mồ hôi. 
  • Tim đập nhanh, khó thở. 
  • Sốt và ớn lạnh. 
  • Ho ra máu.

4. Cách chẩn đoán đau cơ ngực

Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng đau cơ ngực do đâu. 

Khám lâm sàng: Bác sĩ và người bệnh trao đổi về triệu chứng đau, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh (nếu có),… để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Khám cận lâm sàng: Bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh để loại trừ đau cơ ngực liên quan đến bệnh tim, gãy xương và các vấn đề khác. Các xét nghiệm có thể là chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ quan sát rõ thành ngực, cơ ngực, màng phổi, tim,… để phát hiện các bất thường nếu có.

Nếu nghi ngờ người bệnh có vấn đề tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm điện tâm đồ (ECG) để đánh giá hoạt động của tim, loại trừ nguyên nhân đau ngực do bệnh lý tim mạch. 

5. Các cách điều trị tình trạng đau cơ ngực

Tùy vào mức độ cơ ngực bị tổn thương mà cách điều trị sẽ khác nhau. Một vài cách khắc phục phổ biến là: 

5.1 Áp dụng biện pháp RICE tại nhà

Với tình trạng căng, giãn cơ ngực nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để giảm đau hiệu quả, bao gồm: 

  • Rest (nghỉ ngơi): Bạn tạm dừng các hoạt động để nghỉ ngơi và thư giãn cơ ngực. Có thể hoạt động nhẹ sau 2 ngày và tiếp tục nghỉ ngơi nếu cơn đau quay trở lại.
  • Ice (chườm đá): Thực hiện chườm lạnh vùng ngực tổn thương để giảm sưng viêm, mỗi lần chườm đá tối đa 20 phút, ngày thực hiện 3 lần.
  • Compression (băng ép): Dùng vải thun quấn quanh ngực để giữ các cơ cố định, hỗ trợ giảm đau nhưng không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
  • Elevation (kê cao vị trí chấn thương): Khi ngủ nên giữ cho ngực ở vị trí cao để giúp giảm sưng.

đau cơ ngực là gì

Chườm đá lạnh cũng là hỗ trợ làm giảm nhanh những cơn đau ngực được các bác sĩ khuyên thực hiện.

>> Đừng bỏ lỡ: Cách giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc mà bạn nên biết!

5.2 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm nhanh cơn đau như thuốc ibuprofen hoặc aspirin,… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, sau khi hết tác dụng, cơn đau có thể tái phát lại. 

Trong trường hợp đau cơ ngực kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc opioid hoặc thuốc giãn cơ nhằm giúp giảm co thắt cơ. Ngoài ra, nếu bị ho mãn tính làm căng cơ ngực, thuốc ho cũng có thể được bác sĩ chỉ định để giảm căng thẳng ở các cơ liên sườn. 

Lưu ý khi dùng thuốc cần phải tuân thủ chỉ định về liều lượng của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn,…

>> Xem thêm: Lưu ý về các tác hại khôn lường của các loại thuốc giảm đau xương khớp mà bạn nên biết!

5.3 Phẫu thuật

Nếu các cơ ở ngực tổn thương cấp độ 3 – Bị đứt hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tái tạo lại. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường trên cơ ngực và thực hiện các kỹ thuật để gắn lại phần cơ bị tổn thương.

5.4 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị bảo tồn, lành tính nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Với Chiropractic, qua các thao tác nắn chỉnh của bác sĩ sẽ đưa các cấu trúc xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau thuyên giảm và biến mất.

Còn vật lý trị liệu với các tác động như dùng nhiệt, các bài tập vận động, sóng âm,… sẽ giúp kích thích quá trình tái tạo mô, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. 

Phòng khám ACC: Chữa đau cơ ngực không dùng thuốc, không phẫu thuật, hiệu quả cao

Phòng khám ACC tiên phong áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu với các thiết bị hiện đại như Trị liệu DTS kéo giãn giảm áp cột sống, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… giúp giảm đau, tái tạo mô và cơ tổn thương hiệu quả, an toàn. 

đau cơ ngực

ACC ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống giúp chữa lành cơn đau nhức cho nhiều người bệnh.

ACC quy tụ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống và Bác sĩ Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Qua đó, giúp xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, cá nhân hóa để mang lại hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa đau tái phát.

ACC còn mang đến phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu và miễn dịch, giảm mệt mỏi,… Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân có thể tập luyện đạt hiệu quả hơn, nhờ vậy người bị đau cơ ngực do chơi thể thao có thể sớm hồi phục, thoải mái vận động.

Với phương pháp CHỮA ĐÚNG CÁCH sẽ giúp LÀNH CƠN ĐAU nhanh và ngăn ngừa tình trạng đau cơ ngực quay trở lại. Liên hệ ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị tại ACC.

6. Lời khuyên giúp ngăn ngừa đau cơ ngực

Để ngăn ngừa tình trạng đau cơ ngực, bạn nên: 

  •  Khởi động trước khi tập thể dục để làm nóng cơ thể và giảm những áp lực lên các cơ một cách đột ngột.
  • Sau khi tập luyện, chơi thể thao hoặc vận động nhiều hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế để cơ bắp mệt mỏi.
  • Khi nâng vật nặng lên cao nên nhờ sự trợ giúp của người khác để không phải gắng sức, giảm bớt áp lực lên cơ thể, ảnh hưởng đến cơ ngực. Khi mang balo nên mang trên 2 vai, không đeo 1 bên.
  • Nên cầm tay vịn cầu thang khi đi lên hoặc xuống hạn chế té ngã gây chấn thương, tránh đi những nơi bề mặt trơn trượt,…
  • Bổ sung thực phẩm protein như thịt, trứng, sữa,… để tăng cơ, phục hồi tổn thương cơ bắp. Đồng thời, uống nhiều nước và hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm nhiều đường,… vì dễ gây viêm cơ.
  • Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ, chạy bộ,… để giúp cơ bắp dẻo dai, hệ xương khớp khỏe mạnh.

Đau cơ ngực chủ yếu là do căng cơ quá mức, nhưng triệu chứng đau cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý tim mạch (đau tim, nhồi máu cơ tim,…). Do đó, người bệnh nên chú ý theo dõi tình trạng đau để có hướng xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.