Đau lưng dưới có nguy hiểm không và điều trị ra sao cho hiệu quả?

Nhiều người nghĩ rằng tình trạng đau lưng dưới xảy ra do họ làm việc quá sức, vì vậy chỉ cần nghỉ dưỡng là có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với tất cả các trường hợp đau lưng dưới, vì đây có thể là cảnh báo của các các bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời.

1. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng đau lưng dưới

Hệ thống lưng dưới gồm các đốt sống từ L1 đến L5, đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, điều khiển tín hiệu dẫn truyền từ não bộ đến chân, duy trì sự linh hoạt các chi. Do vậy, một khi lưng dưới bị tổn thương, chức năng vận động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), tình trạng đau lưng dưới có thể đến từ những bệnh lý như:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Khi quá trình thoái hóa xảy ra, cột sống thắt lưng trở nên khô, thoái hóa, cọ xát vào nhau gây đau. Lâu dần, cơn đau từ từ lan xuống mông, đùi, bắp chân và thậm thí tới cả bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Bệnh lý này diễn ra do nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép vào dây dẫn truyền thần kinh, làm hạn chế khả năng vận động của các chi dưới. Do vậy, cơn đau lưng dưới có thể bắt nguồn từ tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Đau thần kinh tọa: Theo số liệu đăng tải trên Báo Sức khỏe & Đời sống, khoảng 60-90% nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa bắt nguồn từ bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Triệu chứng đặc trưng là cơn đau nhói chạy dọc từ thắt lưng đến các ngón chân, làm cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
  • Hẹp ống sống: Bệnh lý này thường xảy ra ở nhiều vị trí, nhưng phổ biến và phức tạp nhất là hẹp ống sống thắt lưng. Hẹp ống sống gây đau lưng dưới, đi kèm tê ở khu vực mông, đùi, bắp chân và cẳng chân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị chuột rút, yếu cơ, triệu chứng của hẹp ống sống khá giống với đau thần kinh tọa.
  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là bệnh lý liên quan đến vấn đề viêm nhiễm ở cột sống, khiến một số đốt xương dính vào nhau, cơn đau sẽ đến dữ dội vào buổi sáng hoặc ban đêm. Ngoài ra, người bị viêm cột sống dính khớp thường sẽ có dáng lưng bị khòm về phía trước.
Đau lưng dưới làm giảm khả năng vận động của người bệnh
Đau lưng dưới làm giảm khả năng vận động của người bệnh

>Xem thêm: Khắc phục tình trạng đau lưng dưới ở người lớn tuổi

2. Sinh hoạt hằng ngày sai cách cũng có thể gây đau lưng dưới

Bên cạnh nguyên nhân bắt nguồn từ những bệnh lý về cột sống, tình trạng đau lưng dưới còn đến từ các tác động bên ngoài như:

  • Bệnh nhân gặp chấn thương trong thể thao hay trong sinh hoạt hằng ngày, tai nạn xe cộ, tai nạn nghề nghiệp,…
  • Bệnh nhân có thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động, hoặc đứng trên giày cao gót nhiều cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng dưới; tư thế nằm ngủ sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới khi ngủ dậy.
  • Đối với người có tính chất công việc thường xuyên mang vác nặng, thời gian nghỉ ngơi ít, có thể gây áp lực lên cột sống, làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa, gây ra tình trạng đau lưng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu dưỡng chất hỗ trợ xương như canxi, photpho,… làm cho các đốt xương trở nên yếu dần, dễ bị thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến cho xương cột sống phải chịu áp lực lớn, dẫn đến nguy cơ cao bị bào mòn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống, gây đau lưng.

>Xem thêm: Đau lưng dai dẳng: Cẩn thận mắc bệnh lý nguy hiểm

3. Bệnh đau lưng dưới có nguy hiểm không?

Bệnh đau lưng dưới nếu không được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất là chèn ép tủy sống gây yếu liệt chân tay, tiểu tiện không tự chủ.

Cơn đau ở vùng thắt lưng có xu hướng kéo dài, tăng dần theo thời gian, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm, sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người nhà. Ngoài ra, trì hoãn việc điều trị cũng làm đau lưng dưới trở thành mạn tính, làm tăng tỷ lệ tàn tật, việc điều trị cũng cần nhiều thời gian hơn, dẫn đến tăng chi phí điều trị.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau không chỉ không có tác dụng điều trị mà còn kéo theo nhiều vấn đề về cơ quan nội tạng khác như suy gan, suy thận, viêm loét bao tử,…

>Xem thêm: Phục hồi chức năng đau lưng là gì? Gồm những phương pháp nào?

4. Điều trị đau lưng dưới không dùng thuốc, không phẫu thuật

Nếu trước đây, việc điều trị các bệnh xương khớp thường là dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật khi ở giai đoạn nặng, thì ngày nay, có thêm phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic), có thể giải quyết các cơn đau từ gốc. Chiropractic được bác sĩ chỉnh hình người Mỹ gốc Canada Daniel David Palmer khởi xướng từ năm 1895. Đây là phương pháp dùng lực tác động trực tiếp vào các đốt sống bị sai lệch, đưa chúng trở về vị trí đúng, từ đó giảm đau sưng viêm một cách hiệu quả, an toàn. Đến nay, Chiropractic phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ở các quốc gia phát triển về y tế như Hoa Kỳ, Pháp, Canada,… phương pháp này được khuyến khích sử dụng để điều trị các bệnh cơ xương khớp, đặc biệt cho đối tượng người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Chiropractic là giải pháp điều trị các vấn đề xương khớp đặc biệt an toàn đối với người cao tuổi
Chiropractic là giải pháp điều trị các vấn đề xương khớp đặc biệt an toàn đối với người cao tuổi

>Xem thêm: Đau lưng lan xuống mông và chân cảnh báo điều gì?

Có mặt tại Việt Nam vào năm 2006, ACC tự hào là phòng khám Chiropractic đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. ACC hiện nay đã sở hữu chuỗi 4 phòng khám hoạt động xuyên suốt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Đặc biệt, tại ACC, Chiropractic được tối ưu khi kết hợp với chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, được chỉ định bởi bác sĩ và đảm bảo tính cá nhân hóa cho mỗi bệnh nhân.

Một số thiết bị tiên tiến trong các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại ACC có thể kể đến như Máy kéo giãn giảm áp DTS, Trị liệu vận động ATM 2, Sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV,… và chương trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack hiện đại nhất Đông Nam Á, áp dụng cho các bệnh nhân mức độ nặng, mong muốn lấy lại khả năng vận động.

Chương trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack thích hợp cho những bệnh nhân mức độ nặng mong muốn khôi phục tầm vận động
Chương trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack thích hợp cho những bệnh nhân mức độ nặng mong muốn khôi phục tầm vận động

Để tìm hiểu giải pháp tối ưu điều trị tận gốc tình trạng đau lưng dưới, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với bác sĩ ACC – những chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu tại Việt Nam!