Ngón chân út bị sưng đau có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng. Theo đó, một số triệu chứng người bệnh thường gặp phải là đau âm ỉ hoặc đau nhức ở vùng chân bị sưng, đặc biệt là khi vận động, cùng một số biểu hiện khác như nóng đỏ ngón chân út, cứng khớp, tê bì ngón chân,… Vậy nguyên nhân gây sưng đau ngón chân út là gì và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Các nguyên nhân gây đau ngón chân út
Ngón chân út bị sưng đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có chấn thương, thói quen sinh hoạt hay các bệnh lý xương khớp:
1.1 Do viêm khớp
Khi bị viêm khớp ngón chân út, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sưng nhức, đau đớn ở ngón chân, khớp ngón chân út sưng to gây khó khăn cho việc di chuyển. Bệnh lý viêm khớp thường xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc một chấn thương tại khớp, cần được điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa nguy cơ khớp bị biến dạng.
Đau ngón chân út có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm khớp.
>> Tìm hiểu ngay: Đau khớp chân nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?
1.2 Mang giày không phù hợp hoặc quá chật
Việc thường xuyên mang giày cao gót, đi giày dép quá nhỏ, không đúng kích thước có thể khiến ngón chân út chịu nhiều áp lực, từ đó dễ khiến chân bị tổn thương. Cùng với đó, phần da/vải của giày có thể ma sát nhiều với phần ngón út gây nên tổn thương ở phần da hoặc mô mềm làm tăng triệu chứng đau.
1.3 Bong gân
Bong gân ở ngón chân út gây tổn thương đến các mô mềm cũng như dây chằng xung quanh ngón chân út. Điều này khiến ngón chân bị sưng đỏ, đau nhói, gặp khó khăn khi di chuyển và thực hiện các cử động thông thường.
1.4 Trật khớp ngón chân út
Khi bị trật khớp ngón chân út, người bệnh có cảm giác đau đớn, vừng khớp dễ bị sưng tấy khó đi giày hoặc cao gót. Đặc biệt, khớp ngón chân út còn rất nhỏ nên rất khó để tự nắn chỉnh, nếu thực hiện sai cách sẽ làm tình trạng đau thêm nghiêm trọng.
Khi bạn cảm thấy khớp ngón chân út bị đau, khó cử động, sưng đỏ thì có thể đã bị trật khớp.
>> Xem thêm: Phân biệt giữa bong gân và trật khớp và cách khắc phục hiệu quả!
1.5 Chấn thương gây đau khớp ngón chân út
Nguyên nhân đau ngón chân út có thể xảy ra do gặp chấn thương, té ngã trong lúc chơi thể thao, lao động,… Ngoài cảm giác đau nhói, ngón chân cái còn bị sưng tấy và bầm tím.
1.6 Một số bệnh lý khác
Ngoài các nguyên nhân trên, đau ngón chân út còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp như:
- Bệnh gout: Căn bệnh này khởi phát do lượng axit uric trong máu tăng cao quá mức. Khi tích tụ lâu trong cơ thể sẽ hình thành các tinh thể muối sắc nhọn chọc vào khớp và phần mềm xung quanh ngón chân út, khiến khu vực này bị sưng đau nghiêm trọng.
- Thoái hóa khớp: Là hậu quả của chấn thương hoặc do tuổi tác làm hao mòn phần sụn khớp. Triệu chứng của bệnh này là đau ngón chân, cứng khớp khiến vận động khó khăn.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Được biết đến là bệnh rối loạn tự miễn có tác động đến các khớp xương nhỏ, trong đó có khớp ngón út. Các tổn thương của viêm đa khớp dạng thấp sẽ tác động đến niêm mạch khớp, khiến cho ngón chân út bị sưng và đau.
2. Ngón chân út bị sưng đau có nguy hiểm không?
Nếu người bệnh bị đau ngón chân út ở thể nhẹ và không ảnh hưởng đến khả năng vận động thì chỉ cần nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, trường hợp cơn đau ngón chân út kéo dài kèm theo các biểu hiện như cứng khớp, ngón chân bị sưng đỏ, đau nhói,… có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Bạn nên sớm thăm khám và điều trị, tránh để kéo dài sẽ để lại nhiều biến chứng như biến dạng khớp, đau mãn tính,…
3. Cách giảm đau ngón chân út hiệu quả bạn nên biết
Dưới đây là các cách giúp giảm sưng đau khớp ngón chân út mà bạn có thể tham khảo giúp cải thiện tình trạng đau:
3.1 Chườm lạnh/ chườm nóng
Đây là phương pháp giúp bạn giảm các cơn đau ngón chân út tốt hơn, đồng thời giảm sưng đỏ ở phần bị thương.
Theo đó, chườm lạnh là phương pháp thích hợp cho tình trạng mới chấn thương làm sưng ngón chân út, bởi nhiệt lạnh giúp ức chế quá trình sưng viêm ở các mô giúp giảm đau hiệu quả. Mặc khác, chườm nóng thường được khuyến nghị thực hiện sau 48 giờ kể từ khi bị chấn thương giúp máu huyết lưu thông qua khu vực bị sưng đau, từ đó tổn thương nhanh chóng được hồi phục.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy một cục đá nhỏ (chườm lạnh)/nước ấm (chườm nóng) cho vào túi chườm.
- Bước 2: Đặt túi chườm lên phần ngón chân út bị đau trong 15 phút.
- Lưu ý: Thực hiện chườm lạnh/chườm nóng 2 – 3 lần/ngày giúp phát huy hiệu quả tốt nhất.
3.2 Ngâm chân với muối Epsom
Ngâm chân bằng muối Epsom có tác dụng trong việc chống sưng và làm dịu các cơn đau. Để thực hiện phương pháp này, bạn mua muối Epsom ở các cửa hàng thuốc uy tín, sau đó trước khi đi ngủ, bạn chuẩn bị chậu nước ấm và pha vào một nắm muối Epsom rồi ngâm chân trong khoảng 20 phút.
Ngâm chân trong muối Epsom mỗi tối trước khi ngủ là cách giảm đau khớp ngón chân út đơn giản.
>> Dành cho bạn: Top những cách giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc
3.3 Sử dụng gừng giảm đau ngón chân út
Với tác dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên, gừng thường được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng sưng ngón chân út từ các chấn thương hoặc do bệnh lý (bệnh gout, thoái hóa khớp,…).
Dưới đây là 2 cách bạn có thể sử dụng gừng giảm đau:
Xoa bóp rượu gừng:
- Bước 1: Đập, giã nát nhánh gừng tươi.
- Bước 2: Thêm rượu trắng vào trộn đều với gừng.
- Bước 3: Dùng bông y tế thấm vào hỗn hợp rượu gừng rồi thoa xung quanh phần ngón chân út bị sưng đau.
- Bước 4: Kết hợp với massage nhẹ nhàng vài phút giúp rượu gừng thấm sâu vào trong da. Lưu ý: Để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, bạn thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Ngâm chân với nước muối gừng:
- Bước 1: Lấy 2 củ gừng tươi đập dập, giã nát.
- Bước 2: Cho gừng vào nồi nấu sôi với 1 lít nước.
- Bước 3: Sau khi nước gừng sôi, hạ lửa xuống mức nhỏ nhất rồi cho 1 thìa muối vào, khuấy cho tan hết thì tắt bếp.
- Bước 4: Gạn nước muối gừng ra một thâu nhỏ, chờ đến lúc nước ấm khoảng 30 – 40 độ C thì cho phần chân có ngón út bị sưng đau vào ngâm trong 2 phút.
- Lưu ý: Áp dụng phương pháp này 1 lần/ngày trước khi ngủ.
3.4 Nâng cao chân khi ngủ
Nâng cao chân khi ngủ còn giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn, ứ trệ máu ở ngón út, từ đó giảm sưng đau tốt hơn. Cách thực hiện phương pháp nâng cao chân khi ngủ khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy gối chèn vào dưới chân để nâng bàn chân lên cao là được.
Nâng cao chân khi ngủ giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn máu tại ngón út, từ làm dịu cơn đau rõ rệt.
3.5 Dùng thuốc
Nếu ngón chân út xuất hiện những cơn đau dữ dội, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hay Ibuprofen. Nhưng lưu ý rằng, thuốc chỉ có thể tạm thời đẩy lui triệu chứng đau nhức, tê mỏi ở ngón chân, chứ không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra vấn đề này. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe.
3.6 Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Phương pháp này bao gồm các bài tập phù hợp hoặc điều trị bởi các thiết bị hiện đại nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức tay chân, tăng tính linh hoạt cho xương khớp. Tuy nhiên, việc áp dụng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị đau ngón chân út cần được thực hiện bởi các đơn vị y tế uy tín, đội ngũ chuyên gia giỏi cùng hệ thống trang thiết bị đầy đủ.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ – xương – khớp, phòng khám ACC (thành viên tập đoàn FV) tự hào đã giúp nhiều bệnh nhân chấm dứt cơn đau nhức xương khớp (bao gồm đau ngón chân) mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật với liệu pháp điều trị Chiropractic kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, có thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng và chuẩn xác khi thực hiện phương pháp Chiropractic. Cùng với đó, dựa vào tình trạng bệnh và các tổn thương tại xương, khớp, các bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng riêng biệt dành cho bệnh nhân, từ đó giúp tăng cường sức chịu đựng và độ linh hoạt của ngón chân út sau tổn thương.
Chưa kể, lộ trình điều trị còn kết hợp sử dụng thiết bị hiện đại hỗ trợ người bệnh thực hiện, đơn cử như sóng xung kích Shockwave có công dụng đưa các sóng âm cường độ cao vào đúng vị trí mô xương bị tổn thương, nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi, tái tạo xương, gân và các mô mềm khác, góp phần giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
Liệu trình điều trị đau đầu gối và bàn chân tại Phòng khám ACC giúp hàng nghìn bệnh nhân chữa lành tận gốc cơn đau, thoải mái sinh hoạt hàng ngày.
>> Đặt lịch khám để được tư vấn điều trị tình trạng đau ngón chân út tại phòng khám ACC TẠI ĐÂY.
4. Lời khuyên phòng tránh đau ngón chân út
Cùng tìm hiểu một số bí quyết dưới đây, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau ngón chân út xuất hiện và tái phát nghiêm trọng hơn:
- Hạn chế chơi các môn thể thao cần dùng sức đôi chân, hay phải chạy nhiều, nhằm giảm tối đa nguy cơ mắc phải chấn thương.
- Mang giày vừa vặn, thoải mái, hạn chế đi giày cao gót, mũi nhọn làm bó hẹp ngón chân.
- Thường xuyên thực hiện những bài tập bàn chân và ngón chân để giúp các ngón chân hoạt động linh hoạt.
- Bỏ thói quen bẻ khớp ngón chân.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi giúp nuôi dưỡng sụn khớp chắc khỏe.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đau ngón chân út, từ nguyên nhân của tình trạng này cho đến các phương pháp điều trị mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Nếu tình trạng ngón chân út bị sưng đau kèm theo các biểu hiện cứng khớp, hạn chế vận động,… do nguyên nhân từ bệnh lý thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.