Decision to leave: Nếu một ngày cảm xúc đứng trên luân thường đạo lý

Park Chan Wook có gây được ấn tượng trong lần trở lại này?

Trở lại đường đua điện ảnh sau thời gian vắng bóng, trái với sự gai góc, trần trụi đã làm nên thương hiệu của những Old Boy (2003) hay The Handmaiden (2016), Decision to leave – tác phẩm mới nhất của Park Chan Wook lại mang nhiều nét ước lệ, nhẹ nhàng làm chủ đạo khác xa so với những tác phẩm tiền nhiệm. Sau những thành công ban đầu tại LHP Cannes, liệu phim có lặp lại những kì tích tương tự khi trình làng khán giả đại chúng? Cùng Chaubuinet đi tìm hiểu nhé!

1. Mô típ kinh điển, tiềm năng hay thách thức?

“Thanh tra sa lưới tình kẻ nghi can trong quá trình phá án” là mô típ kinh điển đã được sử dụng xuyên suốt chiều dài phát triển của điện ảnh thế giới. Sẽ phải thật tinh tế nếu muốn sử dụng nó làm chất liệu cho tác phẩm của mình bởi bên cạnh những giá trị trường tồn hiện hữu, việc đem một mô típ đã nhẵn mặt với khán giả lên màn ảnh sẽ tác động đáng kể lên việc truyền tải những giá trị của phim.Chính vì thách thức đó, ba hồi của phim được Park Chan Wook phủ lên những màu sắc riêng biệt nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với nhau.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Nếu hồi một dồn dập với những nút thắt của vụ án, hồi hai như thách thức sự tập trung cao độ của khán giả khi mặc dù tiết tấu có xu hướng dãn dài hơn, chỉ cần một khoảnh khắc lơ đãng, người xem đã bỏ lỡ những ẩn ý sâu xa đáng giá được cài cắm vào. Sang đến hồi ba, từng chi tiết rải rác xuyên suốt phim dần hội tụ lại, hình thành nên một bức tranh toàn cảnh, nơi mọi nghi hoặc được lí giải và rồi ta dần nhận ra những giá trị sâu cay mà vị đạo diễn muốn gửi đi. 

2. Tính nghệ thuật trong từng khung hình, góc quay

Nhìn vào phần hình ảnh của Decision to leave không khó để thấy được sự chăm chút, tỉ mỉ khi từng khung hình được phân chia vừa vặn và mỗi góc quay lại mang đến một cách diễn đạt ước lệ khác nhau, nhằm đáp ứng truyền tải chính xác điểm nhìn, cũng như lộ trình phát triển cảm xúc mà Park Chan Wook muốn đặt khán giả vào mà không cần đến sự can thiệp của kĩ xảo, VFX. Tính nghệ thuật của phim nhờ đó mà càng được đẩy cao khi sự nhất quán, khoa học trong khâu hình ảnh khiến thông điệp khi truyền đi trở nên đa chiều, đúng bản chất và sâu sắc hơn. 

Nguồn: Zing New

Xuyên suốt hồi một, sẽ không khó để bắt gặp những góc quay rộng đột ngột phóng thẳng vào một đối tượng nào đó nhằm hướng thẳng sự tập trung của người xem lên họ, hay việc đạo diễn không ngần ngại để khán giả tiến vào tâm trí Hae Jun, nơi ngập trong những hình ảnh về Seo Rae lúc anh theo dõi cô, một cách tinh tế để diễn tả rằng vị thanh tra đang ngoại tình ngay trong những suy nghĩ của anh.

3. Diễn xuất để đời của dàn diễn viên

Tuyến nhân vật của Decision to leave là thách thức dành cho bất kì ai đảm nhận bởi sự phức tạp trong diễn biến phát triển tâm lý, cũng như cách mỗi con người đó đưa ra những quyết định. Park Hae Il đã mang đến hình tượng một vị thanh tra xuất chúng dần lún sâu vào những cảm xúc hỗn mang của thứ tình yêu ngang trái dần đảo lộn trật tự của những vai vế, trách nhiệm hay quy chuẩn xã hội. 

Về phần Thang Duy, Seo Rae của cô mang đến một sự mong manh, yếu đuối ẩn sau những nghi hoặc về một kẻ sát nhân máu lạnh. Chính vẻ ngoài đó đã khiến ngay cả một vị thanh tra dù tinh anh đến bao nhiêu cũng đã mù quáng phản bội vợ, tự nguyện tìm mọi cách chứng minh bản thân cô trong sạch. Từng cảm xúc , cử chỉ của nữ diễn viên chân thật đến nỗi vô tình trong một khoảng khắc, chính những người xem cũng đã vô tình cuốn vào vòng xoáy của thứ cảm xúc mà những câu hỏi hỗn loạn về thân phận và nhân cách thật sự về người đàn bà này mà thanh tra Hae Joon đã vướng phải. 

Nguồn: Zing New

Sau cùng, Decision to leave của Park Chan Wook không phải là một tác phẩm dễ xem đối với những ai tìm kiếm sự thư giãn, thoải mái ở một bộ phim mà đòi hỏi sự tập trung cao độ để có thể cảm được những giá trị, ẩn ý mà vị đạo diễn đan cài xuyên suốt những phân đoạn và khung hình. Dẫu vậy, một khi đã hòa mình vào dòng chảy của phim, người xem sẽ cảm nhận được cái gọi là vẻ đẹp của những giá trị cỗi lõi đằng sau một tác phẩm điện ảnh.