Đau cổ vai gáy là một tình trạng phổ biết, đặc biệt là vào dịp Tết do phải dọn dẹp hay di chuyển về quê, du lịch. Chứng đau cổ vai gáy có thể gây ra nhiều khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc tận hưởng một cái Tết trọn vẹn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách khắc phục chứng đau cổ vai gáy để đón một năm mới trọn vẹn hơn.
1. Đau cổ vai gáy là như thế nào?
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn đau cổ vai gáy cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống… gây chèn ép rễ thần kinh cột sống.
2. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp
Cùng ACC tìm hiểu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp, điển hình như sau:
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
- Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi.
- Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.
- Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác).
- Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau.
- Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.
- Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy trong dịp Tết
Tết cũng là dịp mà nhiều người dễ gặp tình trạng đau vai gáy hơn hoặc nhiều người đã mắc tình trạng này trước đây thì diễn biến bệnh trở nên nặng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên một số nguyên nhân được cho là phổ biến hơn hết gây đau cổ vai gáy trong dịp Tết, như là :
3.1 Công việc cuối năm bận rộn nhiều, ngồi làm việc liên tục nhiều giờ liền trước màn hình máy tính hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.
3.2 Dọn dẹp nhà cửa cuối năm với các động tác sai tư thế như cúi người, khuân vác vật nặng…
3.3 Không tập luyện do bận bịu gặp gỡ và ghé thăm gia đình, bạn bè vào dịp Tết khiến mọi người không có thời gian.
3.4 Chế độ ăn uống không lành mạnh, không cân bằng trong dịp Tết, như là thiếu hụt vitamin, khoáng chất nhưng dư đường, dư chất béo làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi và gây đau cổ vai gáy.
3.5 Thời tiết lạnh vào dịp Tết cũng khiến vai gáy trở nên đau hơn do áp suất không khí giảm khiến các mạch máu bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm đi.
>>> Tin xem nhiều: Biến chứng đau vai gáy không thể chủ quan
>>> Bài viết tham khảo: Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau mỏi vai gáy khi mang thai?
4. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau cổ vai gáy
Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh đau cổ vai gáy:
- Thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh để loại trừ khả năng có bệnh khác.
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp thấy được khe hẹp giữa hai đốt sống, khối u,…
- Chụp CT: Phương pháp cho thấy hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng vai gáy.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây chằng, dây thần kinh.
- Chụp tủy sống: Cách này có thể thay thế cho chụp cộng hưởng từ (MRI).
5. Phương pháp điều trị đau vai gáy
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đau cổ vai gáy. Để chứng đau cổ vai gáy sớm thuyên giảm, không chuyển biến nặng thì bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:
- Giảm đau tại nhà: Chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát. Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm sưng và cứng cổ. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng hoặc xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.
- Dùng thuốc: Nếu đau vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc để giảm đau nhanh hơn, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Tuy nhiên khi uống thuốc cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới dạ dày, gan và thận.
- Phẫu thuật: Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Song, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.
- Vật lý trị liệu (lưu ý backlink): Vật lý trị liệu với bệnh đau vai gáy ở mức độ cấp tính sẽ thấy được hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ lựa chọn các bài tập và loại thiết bị hỗ trợ phù hợp.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) (lưu ý backlink): Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt hiệu quả lâu dài trong khi không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Phòng khám ACC tự hào là đơn vị chuyên khoa Thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp Chiropractic và vật lý trị liệu trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp; từ đó giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau mỏi vùng vai gáy cổ và phục hồi chức năng vận động cột sống cổ.
Theo đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí ban đầu nhằm tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra hiện tượng đau vai gáy, giúp phục hồi cấu trúc cột sống cổ bị sai lệch, giảm đau vai gáy hiệu quả. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các thiết bị như thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS, máy tập phục hồi chức năng ATM2, công nghệ chiếu tia Laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,…
6. Phòng ngừa bệnh đau mỏi cổ vai gáy & 3 Bài tập đau vai gáy đơn giản tại nhà
Đừng để có bệnh mới nghĩ đến điều trị bệnh, ngay từ bây giờ hãy chủ động phòng ngừa chứng đau cổ vai gáy bằng cách duy trì một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống lành mạnh, nhất là trong dịp tết. Bên cạnh đó, việc tích cực luyện cũng được xem là một trong những cách phòng tránh hiệu quả nhờ vào công dụng giảm đau mỏi vai gáy, thư giãn các cơ và tăng cường cấu trúc xương xung quanh vùng cổ, giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục.
Cùng ACC thực hiện 3 bài tập tại chỗ dưới đây, 3 bài tập này có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc tại văn phòng làm việc. Các bài tập này sẽ giúp lấy lại độ cong sinh lý cổ. Khi đó đĩa đệm sẽ không bị chèn ép, nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Đồng thời giúp vùng cổ vai gáy khỏe mạnh và không bị giới hạn chuyển động.
Bài tập 1 : Bài tập giúp lấy lại độ cong sinh lý cổ
- Người bệnh có thể đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế
- Người bệnh ngửa cổ ra sau.
- Dùng một hoặc hai tay ấn nhẹ lên trán.
- Giữ yên tư thế trong 10 – 15 giây, kết hợp hít thở sâu.
- Có thể lặp lại động tác này nhiều lần
Bài tập 2: Bài tập giảm co thắt cơ cổ vai gáy
- Người bệnh ngồi trên ghế
- Đưa hai cánh tay ra sau đầu, đan các ngón tay lại với nhau.
- Đan đan các ngón tay lại với nhau.
- Ấn nhẹ đầu vào 2 bàn tay
- Hơi ngửa đầu lên trên
- Giữ yên 10 – 15 giây, kết hợp hít thở sâu
- Có thể lặp lại động tác này nhiều lần
Bài tập 3 : Bài tập cải thiện độ cong sinh lý cồ và góp phần xoa dịu cơn đau cổ và vai gáy.
- Người bệnh đứng thẳng và giữ thẳng lưng.
- Xoay hai vai ra phía sau giữ 10 -15 giây
- Tiếp tục xoay theo chiều ngược lại
- Có thể lặp lại động tác này nhiều lần
>>> Xem bài tập chi tiết tại đây: Đau cổ vai gáy và các bài tập giúp giảm đau tại nhà
>>> Xêm thêm các bài tập tại đây: Top 5 bài tập yoga giúp giảm đau vai gáy hiệu quả