Cô đơn là trạng thái cảm xúc có thể xuất hiện ở bất cứ ai, ngay cả khi bạn đang trong mối quan hệ hạnh phúc. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.
Trên thực tế, không phải chỉ có những người bị cô lập mới có cảm giác cô đơn. Chúng ta đều từng rơi vào trạng thái chơi vơi dù đang trong một cuộc hôn nhân hay mối quan hệ. Bạn có thể sống trong một ngôi nhà chung với bạn bè nhưng vẫn thấy trống trải.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn ngay cả khi bạn đang trong một mối quan hệ như: Không được đối phương quan tâm đầy đủ, xuất hiện từ tổn thương quá khứ bên trong bạn, áp lực cuộc sống khiến bạn không khao khát kết nối,… Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu dấu hiệu của sự cô đơn khi ở trong mối quan hệ và cách vượt qua chúng.
I. DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CÔ ĐƠN TRONG MỐI QUAN HỆ
– Nếu bạn cảm thấy cô đơn hoặc không thể giao tiếp với đối phương, thì đó là dấu hiệu đơn giản để nhận thấy mối quan hệ của cả hai đang bất ổn.
– Bạn không còn muốn chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của mình (bao gồm công việc, gia đình và bạn bè)
– Ngừng quan hệ tình dục cũng có thể là một dấu hiệu khác cho thấy mọi chuyện không ổn.
– Bạn không còn cảm thấy thoải mái và tìm mọi cách tránh né đối phương.
– Đôi khi, cảm giác cô đơn không phải bắt nguồn từ mối quan hệ. Tuổi thơ, quá trình phát triển của bản thân ảnh hưởng đến chúng ta. Nếu bạn từng bị bỏ mặt về cảm xúc, bị bắt nạt lúc nhỏ, có ít kết nối xã hội ngoài mối quan hệ hiện tại với đối phương, thì bạn sẽ dễ thấy trơ trọi ngay cả khi tình yêu đang phát triển lành mạnh.
II. CÁCH VƯỢT QUA NỖI CÔ ĐƠN TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ
1. Kiểm tra lại bản thân mình và chia sẻ với đối phương
Trước khi cố gắng thay đổi đối tác, bạn nên xem xét, tìm hiểu nguyên nhân tại sao bản thân lại cảm thấy cô đơn. Hãy thực hiên các hoạt động dễ dàng nhất như viết nhật ký, ghi âm suy nghĩ và cảm xúc của chính mình về các vấn đề hiện tại, sau đó tự hỏi bản thân mình điều gì thực sự đang xảy ra.
Một số người có những ám ảnh tuổi thơ hoặc có nhiều cú sốc trong tâm lý. Bạn có thể nhờ các nhà tư vấn để tìm hiểu chắc chắn vấn đề của mình.
Sau khi làm điều đó, bất luận kết quả là gì, bạn nên chia sẻ những khám phá cho đối phương. Tuy nhiên, chúng ta nên tránh những chỉ trích mà hãy tập trung vào việc bạn cảm thấy như thế nào. Ví dụ, bạn có thể nói, “Anh cảm thấy cô đơn vì em dành nhiều thời gian lướt Tik Tok, không còn chia sẻ những cảm xúc trong ngày cùng anh như trước.”
2. Hạn chế sử dụng mạng xã hội cô đơn
Một điều mà hai bạn có thể làm để kết nối nhiều hơn là hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội khi ở cùng nhau. Rất nhiều cặp đôi ăn chung nhưng họ chỉ mãi xem điện thoại, không nhìn nhau, thậm chí không nói chuyện với nhau.
3. Làm những hành động bất ngờ
Nếu đối tác của bạn yêu thích các món đồ chơi game hoặc quần áo, hãy mua tặng họ. Nếu bạn đã lập gia đình và có con, cả hai có thể dành thời gian chăm sóc bé, hoặc giao bé cho người đáng tin cậy và cho nhau thời gian riêng để gắn kết. Hay đơn giản, nam giới có thể dọn việc nhà và để cô gái của mình làm những điều họ thích.
4. Thể hiện tình yêu và nuôi dưỡng các mối quan hệ khác
Hãy luôn thể hiện tình cảm. Khi bạn ôm người, oxytocin (thường được gọi là “hormone âu yếm”) sẽ được giải phóng. Khi chạm vào nhau, cả hai sẽ có cảm giác gần gũi, gắn kết và tin tưởng sâu sắc hơn.
Ngoài ra, đừng quên nuôi dưỡng những mối quan hệ khác. Bạn và người ấy nên có khoảng không gian riêng dành cho bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là với chính bản thân mình.
4. Xem xét việc tư vấn tâm lý
Nếu đã thử trò chuyện, chia sẻ nhưng tất cả đều kết thúc trong tổn thương, có lẽ đã đến lúc bạn cần tìm một nhà tư vấn tâm lý. Bằng kỹ năng của mình, họ sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề bên trong mỗi người, đồng thời gợi ý hướng giải quyết cho cả hai.
__________
Bài: Thùy Dung
Tham khảo: verywellmind