Thoát vị đĩa đệm ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến, điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Cùng ACC tìm hiểu giai đoạn của thoát vị đĩa đệm cùng phương pháp điều trị tối ưu không xâm lấn và gây tác dụng phụ

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên rễ thần kinh. Điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Trong bài viết này, cùng ACC tìm hiểu giai đoạn của thoát vị đĩa đệm cũng như phương pháp điều trị tối ưu không xâm lấn và gây tác dụng phụ.

1. Thoát vị đĩa đệm có bao nhiêu giai đoạn?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh có thể diễn biến qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát của suy thoái đĩa đệm. Giai đoạn này được biểu hiện bằng sự biến dạng của nhân nhầy, bắt đầu xuất hiện một vài vết nứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi, nhân nhầy đĩa đệm sẽ tràn vào vết lõm khuyết này.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn phình đĩa đệm. Nhân nhầy đĩa đệm lồi về một phía của vòng sợi bị suy yếu, xuất hiện nhiều vết nứt rách lớn. Đĩa đệm lúc này đã có những biến dạng nhất định do sự chèn ép của nhân nhầy.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Lớp phòng sợi bị đứt rách nghiêm trọng, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành khối thoát vị đĩa đệm.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn hư đĩa đệm. Nhân nhầy bị biến dạng hoàn toàn, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ, đứt rách nặng ở nhiều phía. Chiều cao khoang đốt sống giảm gây ra hiện tượng hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, mọc gai xương ở bờ viền của thân đốt sống.

Tuy nhiên, một số trường hợp ghi nhận thoát vị đĩa đệm cột sống lưng không tiến triển theo từng giai đoạn kể trên mà có những bước tiến triển đột biến. Nguyên nhân do các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động vào, ví dụ như gặp chấn thương hoặc tải trọng lớn phân chia không cân đối.

 

Các giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm

Theo bác sĩ Rob Sleiman , Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Y khoa của Hệ thống phòng khám ACC cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Mang vác vật nặng sai tư thế
  • Chấn thương cột sống
  • Thoái hóa cột sống
  • Ngồi lâu, ngồi sai tư thế, ít vận động

2. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, phổ biến nhất là cổ và thắt lưng. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng. Khi có các triệu chứng, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lưng hoặc cổ, kèm theo tê bì, yếu cơ.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm lưng:

  • Gặp khó khăn trong vận động, cúi hoặc xoay lưng có thể được diễn đạt thành khó khăn trong vận động, hạn chế cúi, xoay lưng.
  • Tê và yếu ở các chi, khó duỗi ngón chân, cảm giác tê ở mu bàn chân và mông có thể được diễn đạt thành tê bì, yếu cơ.
  • Đau nhiều khi đi lại, ngồi xổm, hoặc khi hắt hơi, đi đại tiện, vận động mạnh có thể được diễn đạt thành đau nhiều khi vận động, đặc biệt khi đi lại, ngồi xổm, hắt hơi, đi đại tiện.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ:

  • Đau hoặc căng cứng ở vùng cổ, đau lan xuống hai bên vai
  • Đau kèm theo tê, mất cảm giác ở bàn tay, cổ tay
  • Đau tăng lên khi xoay đầu, nghiêng cổ, hoặc khi ngồi làm việc, lái xe lâu
  • Một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt
  • Khả năng cử động cánh tay bị hạn chế do suy yếu cơ bắp tay, gặp khó khăn trong việc cầm nắm
  • Cơn đau xuất hiện liên tục hoặc theo chu kỳ. Đau tăng lên khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc hắt hơi, ho

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Trong những trường hợp với triệu chứng đau lưng và cổ nhẹ, có thể cải thiện tình trạng đau bằng cách nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp tránh gây áp lực lên cột sống. 

Theo Spine Health, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có khả năng nhận biết đĩa đệm bị tổn thương và tự kích hoạt quá trình tăng cường miễn dịch, loại bỏ các protein và giảm viêm ở vùng đốt sống.

Vì vậy, nếu trong giai đoạn đầu của chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tự điều chỉnh lối sống, vận động hợp lý, tăng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tự phục hồi. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi không làm cải thiện cơn đau và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống thì việc thăm khám và điều trị là vô cùng cần thiết. 

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở thể nặng có thể cần chỉ định phẫu thuật chỉnh hình cột sống. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lo ngại phẫu thuật nên chọn cách uống thuốc giảm đau. Cả hai phương pháp trên cần hết sức lưu ý do có thể mang đến biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn.

>> Xem thêm: Mổ thoát vĩ đĩa đệm có phải là cách điều trị triệt để?
>> Xem thêm: Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao bởi khả năng điều trị tận gốc bệnh thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc hay phẫu thuật. Bằng thao tác tay với lực vừa phải, các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào phần đốt sống bị sai lệch, điều chỉnh về vị trí đúng, giải phóng chèn ép dây thần kinh (vốn là nguyên nhân gốc rễ gây đau). Nhờ đó, bệnh nhân được cải thiện cơn đau một cách hiệu quả, lâu dài.

 

Bác sĩ Rob Sleiman thực hiện phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic cho bệnh nhân

Bác sĩ Rob Sleiman thực hiện phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic cho bệnh nhân

Phòng khám ACC có mặt tại Việt Nam hơn 17 năm qua, là phòng khám đầu tiên về Chiropractic được Bộ Y tế công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Cùng với đội ngũ các bác sĩ nước ngoài là những chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã chữa khỏi bệnh xương khớp cho hàng ngàn bệnh nhân.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm được cá nhân hoá cho từng bệnh nhân

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm được cá nhân hoá cho từng bệnh nhân

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ thiết kế riêng phác đồ điều trị bằng Chiropractic kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân, đảm bảo tính cá nhân hóa, giúp bệnh nhân thấy được rõ hiệu quả qua từng liệu trình.