Những bộ trang phục unisex đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống hằng ngày với mỗi người chúng ta, nó là một style cho phép mọi người lựa chọn một cách độc lập. Nhờ sức hút không nhỏ của nó mà các thương hiệu của thời trang phi giới tính không ngừng tăng lên và ngày càng trở nên phổ biến hơn rất nhiều.
Giải nghĩa thuật ngữ unisex – thời trang phi giới tính
Khi thiết kế quần áo, có hai khuôn mẫu được đặt ra là “quần áo nam” và “quần áo nữ”, các nhà thiết kế cũng chỉ có thể dựa vào theo từng quy tắc của cả hai khuôn mẫu này để thiết kế ra những bộ trang phục phù hợp.
Tuy nhiên, thời trang phi giới tính ra đời và đã phát triển hơn một thế kỷ, bằng cách không còn duy trì một chiều hạn chế, thoát khỏi những giới hạn về giới tính trong ăn mặc, khiến người ta không còn suy nghĩ về cách ăn mặc như một giới tính nhất định nữa.

Ngoài ra, phạm vi kích thước của style phi giới tính còn được mở rộng để phù hợp với nhiều dạng cơ thể thuộc các giới tính khác nhau, loại bỏ sự khác biệt về kích thước cố định trong một vài thiết kế để thích ứng với nhiều hình dạng khác nhau của mọi người.
Xem thêm: Tiết lộ những chất liệu áo unisex đình đám cho tín đồ thời trang
Sự ra đời của Unisex – thời trang phi giới tính
Năm 1960
Năm 1960 xuất hiện hàng trăm nhà thiết kế được đào tạo ra để thiết kế trang phục cho cả giới tính nam lẫn nữ.
Vào tháng 3 năm 1960, Selfridges – một trong những cửa hiệu quần áo danh tiếng nhất London đã dành ra 3 tầng mặt tiền ngay trên con phố Oxford đông đúc để trưng bày dòng quần áo unisex.
Cùng lúc đó, tất cả những người bán hàng tại đây họ đều diện những trang phục unisex từ các nhà thiết kế tên tuổi như Haider Ackermann, Ann Demeulemeester và Gareth Pugh. Ngay cả website của cửa hàng cũng được thiết kế theo cảm hứng phi giới tính và ngay ở trang chủ người ta có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm dành cho cả nam lẫn nữ.
Tuy nhiên, phong cách thời trang này vẫn còn hạn chế, chưa được biết đến nhiều cũng như chưa được được yêu thích. Điều này làm người ta suy nghĩ rằng unisex là một cuộc chiến văn hóa, văn hóa về giới tính khi mà với tâm lý của mỗi người luôn muốn biết người đối diện là làm hay nữ.
Năm 1968
Năm 1968 khi mà ngành công nghiệp thời trang của Mỹ được quan tâm nhiều hơn. Phong trào unisex bắt đầu trở nên lớn mạnh hơn.
Khởi đầu từ sàn diễn thời trang Paris – nơi mà các nhà thiết kế tên tuổi như Pierre Cardin, Andre Courreges và Paco Rabanne cho ra mắt những thiết kế phi giới tính thể hiện sự bình đẳng cho cả hai phái. Sau sự kiện này, đã có thêm rất nhiều cửa hàng thời trang ở Mỹ bán các trang phục Unisex. Tuy nhiên, năm 1969 các cửa hàng đều phải đóng cửa vì không bán được hàng.
Trải qua hơn một thập kỷ, thời trang unisex mới thực sự trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Không chỉ dành cho những người có giới tính thứ 3 mà nó được những đôi trai gái hết sức bình thường diện.
Năm 1975
Sau năm 1975 thì xu hướng này đã mờ nhạt dần. Cho đến năm 1990 phong trào này quay trở lại và càng phổ biến đến ngày nay.
Mọi việc bắt nguồn từ một hình ảnh trên trang bìa của tạp chí thời trang New York: khi cô gái thì mặc áo sơ mi đầy mạnh mẽ còn Kurt Cobain –nam ca sĩ nổi tiếng người Mỹ thì lại diện trang phục mặc nhà “như của các quý cô”.
Phong trào lúc này bắt đầu lan rộng sang cả các nước châu Á, điển hình là Hàn Quốc. Cả nam và nữ đều rất hứng thú với quần skinny, giày thể thao, áo len chui đầu và áo có mũ.
Thời trang phi giới tính phổ biến như thế nào?

Trong những năm trở lại đây, thời trang phi giới tính đã dần đi vào chủ đạo của ngành thời trang và phổ biến hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều nhà thiết kế đã bắt đầu dùng khái niệm, ý tưởng về những bộ trang phục này để tạo ra những thiết kế độc đáo, cũng có rất nhiều nhà bán lẻ mang đến cho tín đồ thời trang những bộ quần áo với xu hướng phi giới tính này.
Phong cách unisex có trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang tương lai?
Liệu phong cách phi giới tính có trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành thời trang trong tương lai? Theo dữ liệu được khảo sát bởi J. Walter Thompson Innovation Group, 38% Gen Z và 27% Millennials hoàn toàn đồng ý rằng “giới tính không còn xác định một con người như trước đây nữa”.
Một lối suy nghĩ không cố định đã bén rễ trong ngành thời trang này. Nhiều người có thể hiểu được khái niệm thời trang phi giới tính và sẵn sàng mặc trang phục mang phong cách unisex này.

Unisex – thời trang phi giới tính mang đến cho chúng ta những cái nhìn mới mẻ và độc đáo của ngành thời trang đang không ngừng phát triển, xóa tan sự phân biệt giữa nam nữ vào tạo thêm nhiều sự đa dạng hơn về quần áo, trang phục. Nếu bạn là một tín đồ thời trang thì đừng bỏ lỡ qua những set đồ với xu hướng này nhé. Bạn có thể ghé Hidanz để xem thêm thật nhiều những món đồ cá tính khác nữa.